Bác sĩ Hứa Lam Phương, thuộc Khoa Tiết niệu của Bệnh viện Đài Bắc chia sẻ với Ettoday: “Cuộc sống riêng tư quá phức tạp, việc kiểm tra nguồn bệnh lây truyền qua đường tình dục là vô cùng khó khăn.” Trong phòng Khám tiết niệu, cô có gặp một người đàn ông tên Tiểu Triệu (30 tuổi) toàn thân bị bong tróc, phát ban.
Khi được hỏi thì phát hiện cơ quan sinh dục của anh ta bị sưng đỏ nhưng không đau không ngứa. Ban đầu, vì cho rằng tình trạng sẽ tự hết nên anh không đi khám nhưng sau 3, 4 tuần, toàn thân Tiểu Triệu bắt đầu bị bong tróc vảy và phát ban, quá lo lắng nên Tiểu Triệu đã vội vàng đến bệnh viện. Anh ta được chẩn đoán mắc một bệnh lây truyền qua đường tình dục có tên là giang mai.

Tiểu Triệu bị mắc bệnh giang mai. (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, bác sĩ Hứa Lam Phương cũng không ngờ chính là khi khuyên Tiểu Triệu nên đưa “người tình” đến bệnh viện khám mới phát hiện Tiểu Triệu có rất nhiều “bạn tình” từ ngày người vợ bắt đầu mang bầu. Do vậy, anh không biết bản thân đã mắc bệnh từ người phụ nữ nào. Nghe đến đây, người vợ Tiểu Triệu như chết ngất khi biết được sự thật của chồng.

Bác sĩ Hứa Lam Phương cho biết nhiều bạn tình chính là nguyên nhân dẫn đến việc Tiểu Triệu mắc bệnh.
Các triệu chứng bệnh giang mai thường khó nhận biết và có thể tự hết. Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời, bệnh giang mai sẽ chuyển qua các giai đoạn nặng hơn, thậm chí có thể gây tử vong.
Triệu chứng bệnh giang mai là gì?
Các biểu của bệnh giang mai không phải lúc nào cũng rõ ràng và có thể tự biến mất. Một số người bị giang mai không có triệu chứng. Tuy nhiên, bệnh sẽ chuyển từ giai đoạn nhẹ sang giai đoạn nặng nếu không được chữa trị.
Các biểu hiện của bệnh giang mai để bạn nhận biết có thể bao gồm:
– Các vết loét nhỏ hoặc không đau, thường xuất hiện trên dương vật, âm đạo hoặc xung quanh hậu môn, nhưng có thể xảy ra ở những nơi khác như miệng.

– Phát ban đỏ nổi mẩn thường ảnh hưởng đến lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân.
– Xuất hiện mụn (tương tự như mụn cóc sinh dục) có thể phát triển trên âm hộ ở phụ nữ hoặc xung quanh hậu môn ở cả nam và nữ.
– Các mảng trắng trong miệng.
– Mệt mỏi, nhức đầu, đau khớp, nhiệt độ cao (sốt) và các tuyến bị sưng ở cổ, háng hoặc nách.
Nếu không được điều trị trong nhiều năm, bệnh giang mai có thể lây sang não hoặc các bộ phận khác của cơ thể và gây ra các vấn đề nghiêm trọng, lâu dài.
Theo Hà Vũ/Khampha