Những vật dụng nhà bếp có thể gây hại cho người già, đặc biệt những người mắc bệnh về rối loạn nhận thức như Alzheimer hoặc mất trí nhớ. Vì vậy, chúng ta nên:
– Dọn dẹp những tấm thảm nhỏ trên sàn nhà bếp, vì chúng là nguyên nhân thường gây té ngã ở người già.
– Không cất trữ những chất lỏng dễ cháy trong nhà bếp, hãy để chúng vào nơi an toàn bên ngoài nhà bếp. Kiểm tra đồng thời bên dưới bồn rửa chén và phòng chứa vật dụng để bảo đảm không cất giữ những thứ dễ gây cháy.
– Vất bỏ những vật dụng không cần dùng nữa, đề phòng nguy hiểm.
– Cất giữ cẩn thận những vật dụng sắc nhọn trong hộc tủ đề phòng có thể gây thương tích.
– Thiết kế chiếu sáng cho nhà bếp vào ban đêm.
– Nếu cần thiết, hãy cất gọn những vật dụng làm bếp như máy xay, máy trộn, lò nướng, máy pha cà phê đề phòng tai nạn tiềm ẩn. Nhớ tháo dây điện ra khỏi vật dụng và cất giữ nơi an toàn.
Phòng tắm là nơi thường xảy ra tai nạn ở người già nhất, vì thế cần chú ý:
– Hãy đặt những tấm lót bằng cao su, không trơn trượt trên sàn phòng tắm và thảm chùi chân không trơn trượt trong bồn tắm và/hoặc vòi hoa sen.
– Thiết kế tay vịn ở mỗi cạnh của bồn vệ sinh và chỗ ngồi cao của bồn vệ sinh. Đồng thời thiết kế những thanh nắm trong bồn tắm và/hoặc vòi hoa sen.
– Cần bảo đảm nhiệt độ nước tắm an toàn, vì nhiều người già thường mất cảm nhận về nhiệt độ và có thể gây phỏng.
– Kiểm tra cẩn thận vòi nước nóng đang ở nhiệt độ nóng hoặc lạnh. Thống nhất quy ước nhiệt độ nước chẳng hạn như màu đỏ là nước nóng, màu xanh là nước lạnh.
– Sắp xếp những vật dụng nhỏ trong phòng tắm tránh xa bồn rửa hoặc bồn tắm và lắp ráp các giá để đựng chúng.
– Làm dính vật chứa xà bông trên tường chỗ vòi hoa sen để tránh trơn trượt và té ngã khi người già gắng sức lấy cục xà bông bị đánh rơi dưới sàn.
Theo suckhoegiadinh