Rubella có thể truyền từ mẹ sang thai nhi qua đường máu. Mặc dù đây chỉ là một bệnh nhẹ đối với trẻ em, song nó lại là hiểm họa đối với phụ nữ mang thai, đe dọa gây ra hội chứng rubella bẩm sinh ở bào thai đang phát triển.
Rubella là một bệnh sốt phát ban lành tính do siêu vi trùng gây ra, ảnh hưởng tới da và các hạch bạch huyết.
Rubella có thể truyền từ mẹ sang thai nhi qua đường máu. Mặc dù đây chỉ là một bệnh nhẹ đối với trẻ em, song nó lại là hiểm họa đối với phụ nữ mang thai, đe dọa gây ra hội chứng rubella bẩm sinh ở bào thai đang phát triển.
Khi người phụ nữ bị nhiễm vi rút rubella trong giai đoạn đầu trong 3 tháng đầu của quá trình mang thai, có tới 90% số trường hợp người mẹ có thể truyền virus sang thai nhi. Hậu quả thai nhi bị chết hoặc có thể gây hội chứng rubella bẩm sinh. Nếu như ở trẻ nhỏ nhiễm rubella chỉ biểu hiện nhẹ, thì ở trẻ sơ sinh mắc hội chứng rubella bẩm sinh sẽ phải gánh chịu những dị tật nặng nề. Ngoài điếc là dị tật thường gặp, hội chứng rubella bẩm sinh còn có dị tật ở mắt, tim và não. Ước tính hàng năm trên thế giới có 700.000 trẻ em bị chết vì hội chứng rubella bẩm sinh.
Con đường lây lan bệnh Rubella:
– Bệnh rubella lây truyền bởi các giọt nước bọt trong không khí khi người mang mầm bệnh hắt hơi hoặc ho.
– Trẻ mắc hội chứng rubella bẩm sinh (CRS) sẽ đào thải nhiều virus trong dịch tiết hầu họng, trong nước tiểu trong vòng 1 năm hoặc lâu hơn, và truyền bệnh cho người chưa được tiêm phòng.
– Trong điều kiện sống khép kín, như trại lính, thì tất cả những người cảm nhiễm đều có thể bị nhiễm virus rubella.
– Người bị nhiễm vi rút có khả năng lây truyền cao nhất trong thời kỳ phát ban. Tuy nhiên vi rút có thể lây truyền trước và sau phát ban 7 ngày.
Thời gian ủ bệnh và phát bệnh:
– Giai đoạn ủ bệnh rubella là từ 14 đến 23 ngày, trung bình là 16-18 ngày.
– Tình trạng phát ban rubella thường kéo dài 3 ngày. Tuy nhiên, các hạch bạch huyết có thể tiếp tục sưng trong vòng 1 tuần hoặc lâu hơn, và hiện tượng đau khớp có thể kéo dài hơn nửa tháng. Trẻ bị rubella sẽ bình phục trong 1 tuần, nhưng người lớn thì có thể lâu hơn.
Dấu hiệu và triệu chứng bệnh Rubella:
Tình trạng lây nhiễm rubella thường bắt đầu bằng:
– Sốt nhẹ trong 1-2 ngày (khoảng 37,2 tới 37,8 độ C)
– Các hạch bạch huyết ở gáy và sau tai sưng và đau khi chạm vào.
Sang đến ngày thứ 2 hoặc 3, hiện tượng phát ban bắt đầu xuất hiện trên mặt và dọc thân. Khi lan xuống phần dưới cơ thể, nó thường biến mất trên mặt. Các nốt mẩn thường là dấu hiệu đầu tiên mà cha mẹ có thể nhận biết.
Phát ban rubella trông giống như nhiều loại phát ban do virus khác. Nốt mẩn có màu hồng hoặc đỏ, xuất hiện thành từng mảng, có thể kèm theo ngứa trong vòng 3 ngày. Khi hết phát ban, vùng da bị ảnh hưởng sẽ bong ra.
Những triệu chứng khác của rubella (thường phổ biến ở thanh thiếu niên và người lớn) có thể là:
– Đau đầu.
– Ăn mất ngon.
– Viêm màng kết nhẹ.
– Sổ mũi và nghẹt mũi.
– Hạch bạch huyết sưng ở nhiều phần khác nhau trên cơ thể.
– Đau và sưng khớp (đặc biệt ở thiếu nữ).
– Đau tinh hoàn ở người trẻ tuổi đôi khi được thông báo.
Tuy nhiên, nhiều người bị rubella lại không có hoặc có ít triệu chứng bệnh.
Khi rubella xảy ra ở phụ nữ mang thai, nó có thể gây ra hội chứng rubella bẩm sinh cực kỳ nguy hiểm đối với bào thai. Trẻ bị nhiễm virus rubella trước khi chào đời dễ bị chậm phát triển cả về thể lực và trí tuệ, bị dị tật ở tim và mắt, bị điếc và gặp nhiều sự cố ở gan, lá lách, tuỷ xương.
Phụ nữ mang thai mắc bệnh Rubella:
Thường người mẹ không có triệu chứng, điều đáng quan tâm nhất là những dị tật của thai nhi trong bụng mẹ.
Trong 3 tháng đầu: 70%-100% trẻ đẻ ra bị Rubella bẩm sinh và 25% trẻ bị dị tật bẩm sinh ở các cơ quan tim, mắt, não.
Sau 3 tháng: Nếu mẹ có thai được 13-16 tuần, thì trẻ bị Rubella bẩm sinh với tỷ lệ 17%. Khi thai được 17- 20 tuần, thì tỷ lệ 5%. Và khi thai hơn 20 tuần, tỷ lệ đó bằng 0%.
Các biến chứng dị tật của thai nhi: Khi bà mẹ mang thai 3 tháng đầu bị bệnh Rubella thì dễ bị sảy thai hoặc thai chết lưu trong tử cung; nếu đẻ được thì thai thiếu cân, chậm lớn, chậm mọc răng và kèm theo các dị tật bẩm sinh như đục nhân mắt (một hoặc hai bên); đục giác mạc; tim tiên thiên lỗ thông vách tim, còn ống động mạch, hẹp eo động mạch phổi; trẻ còn có thể bị câm, điếc, chậm phát triển trí tuệ.
Điều trị: Cần điều trị triệu chứng như giảm đau, hạ nhiệt. Giữ ấm, tránh gió, kiêng nước trong thời gian phát ban, đề phòng bội nhiễm viêm đường hô hấp. Ăn uống đủ chất dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng. Tăng cường ăn hoa quả như cam, chanh và các vitamin.
Phòng bệnh: Hai biện pháp chính của phòng bệnh là cách ly và tiêm phòng bằng vaccin. Tiêm phòng vaccin Rubella giảm độc lực, được ứng dụng từ năm 1969 tạo nên miễn dịch ít nhất là 16 năm, hoặc có thể cả đời.
Vì vậy nên tiêm phòng Rubella rộng rãi cho trẻ từ 12-24 tháng tuổi. Đối với phụ nữ đang ở tuổi sinh đẻ, khi tiêm phòng, phải sử dụng các biện pháp tránh thai hữu hiệu trong 3 tháng liên tục, gồm 1 tháng trước khi chủng và 2 tháng sau khi chủng. Việc cách ly là rất khó, phải cách ly 8-10 ngày sau khi ban bay hết. Nhưng có ý kiến nên để cho trẻ mắc bệnh, vì Rubella là bệnh lành tính và sau khi khỏi, người bệnh có miễn dịch bền vững.
Điều trị bệnh Rubella:
Không có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh rubella, chỉ điều trị triệu chứng như:
– Hạ nhiệt, giảm đau: lau mát, dùng thuốc hạ nhiệt, giảm đau như Paracetamol.
– Nâng thể trạng: uống các loại đa sinh tố B complex.
– Uống nhiều nước: nước cam, nước chanh, nước trái cây…
– Nếu bị bội nhiễm thêm vi khuẩn khác thì dùng kháng sinh theo hướng dẫn của bác sĩ.
Phòng bệnh Rubella:
Vệ sinh môi trường, ngoại cảnh, phòng ốc phải thông thoáng.
– Giữ vệ sinh trong sinh hoạt, ăn uống, mang khẩu trang khi ra đường.
– Tránh tập trung đông người trong thời gian có dịch xảy ra.
– Nâng cao thể lực: tập thể dục thể thao, sinh hoạt điều độ, ăn uống đầy đủ dưỡng chất.
– Tiêm ngừa bằng thuốc chủng ngừa rubella ở các cơ sở y tế. Phụ nữ chuẩn bị có thai nên kiểm tra tình trạng miễn dịch của bệnh, nếu chưa được miễn dịch thì nên đi chích ngừa.
– Phụ nữ mang thai chưa có miễn dịch nên tránh tiếp xúc với người bệnh rubella; nếu lỡ tiếp xúc thì nên đi khám bệnh để các bác sĩ cân nhắc và xử trí đúng đắn nhất.
Theo thongnhathospital