Các nghiên cứu về dịch tễ học cho thấy, nếu dùng nhiều bột ngọt người ta có thể mắc các bệnh như rối loạn tiêu hóa, cao huyết áp hay rối loạn vi giác.
Những tác hại của bột ngọt
Theo các kết quả nghiên cứu, một người có trọng lượng 110lb thì mỗi ngày không nên dùng quá 6gr bột ngọt. Do khả năng phân giải rất cao của bột ngọt, 1gr bột ngọt có nồng độ vẫn cao trong 3000 gr nước, nên các bà nội trợ chớ có quá tay mỗi lần sử dụng nó.
Trong bột ngọt có 13% muối natri. Nếu bạn dùng quá liều lượng sẽ tăng phần nguy hiểm với những nguời mắc chứng bệnh cao huyết áp, thận, tim, và có hại cho cả nguời khoẻ mạnh.
Mặc dù các hãng sản xuất cho biết rằng bột ngọt được chiết xuất từ các loại cây thiên nhiên (mía, khoai mì) nhưng theo bác sĩ Xuân Vũ, quá trình sản xuất bột ngọt vẫn phải dùng tới một số loại phụ gia và hóa chất vô cơ tổng hợp. Những phụ gia và lượng hóa chất này tỏ ra không thích hợp lắm đối với cơ thể con người nên nguời ta khuyến cáo phải hạn chế dùng bột ngọt càng nhiều càng tốt.
Các nghiên cứu về dịch tễ học cho thấy, nếu dùng nhiều bột ngọt người ta có thể mắc các bệnh như rối loạn tiêu hóa, cao huyết áp hay rối loạn vi giác. Tuy nhiên, vẫn chưa có kết luận chính thức của giới y học về tác hại của bột ngọt đến mức cấm sử dụng hoàn toàn.
Thành phần chính trong bột ngọt là một loại muối axit amin. Khi dùng đủ liều lượng sẽ làm tăng quá trình trao đổi chất trong não và làm giảm hàm lượng amoniac trong huyết dịch. Nhưng duới tác dụng nhiệt (khoảng 155 độ C) trong khoảng 30-60phút, chất này sẽ bị cháy, không những không còn tác dụng mà còn sinh ra một loạt độc tố.
Nhiều chuyên gia về dinh dưỡng cũng khuyên rằng, nên hạn chế ăn ngoài tiệm vì bạn không thể kiểm soát được lượng bột ngọt sử dụng trong thức ăn. Nếu ăn tiệm nên lưu ý chủ tiệm hay đầu bếp về luợng bột ngọt mà họ sẽ cho vào món ăn bạn mua. Với trẻ em, không nên cho ăn bột ngọt vì nó rất hại cho trí não của các em.
Một nguyên tắc cần ghi nhớ là không nên dùng bột ngọt rắc lên trên món ăn. Ảnh: internet
Dùng bột ngọt chế biến thức ăn
1. Một nguyên tắc cần ghi nhớ là không nên dùng bột ngọt rắc lên trên món ăn vì độ hòa tan không bảo đảm như ý. Đối với rau vừa xào hoặc nấu xong, nên múc ra bát, dùng một ít nước rau đó hòa tan bột ngọt rồi đổ vào bát canh nấu hoặc xào đã múc ra và trộn đều. Không nên ướp bột ngọt trực tiếp vào thức ăn sống.
2. Riêng các loại gỏi, rau trộn nộm hay các món ăn nước, có thể lấy nước sôi hòa tan bột ngọt rồi trộn đều lên. Các đồ ăn có tính axít cao như các loại đồ chua không nên sử dụng bột ngọt, vì bột ngọt rất khó hòa tan trong các món này. Với các đồ ăn có tính kiềm cao như trứng, muối cũng vậy vì bột ngọt sẽ phát vị khai chua.
3. Khi sử dụng bột ngọt chung với các gia vị khác như muối, đường, dấm, xì dầu, nước mắm, cần lưu ý về trình tự nêm các gia vị. Nguyên tắc cơ bản là loại thấm uớt yếu phải cho vào nước trước, loại thấm uớt mạnh cho vào sau. Còn bột ngọt thì tất nhiên phải bỏ sau cùng, khi món ăn đã nấu xong nhưng còn nóng.
4. Muốn xào một món phải cho đường, trước tiên cho đường vào, sau đó nêm muối ăn, dấm, xì dầu hay nuớc mắm, bột ngọt. Nếu trình tự trên bị đảo lộn, cho muối ăn vào trước, đường vào sau thì sẽ ảnh hưởng tới tác dụng của đường vì sau khi cho muối ăn vào, thức ăn mau chóng cứng lại, nhất là phần vỏ ngoài và làm cho đường không thấm vào được. Mặt khác, muối và đường có thể chịu được nhiệt trong thời gian dài nhưng các loại gia vị có hương vị đặc trứng như dấm và xì dầu, nuớc mắm thì không chịu được nhiệt trong thời gian dài, nếu cho chúng vào truớc đường và muối sẽ làm bay hết mùi vị đặc trưng đó.
Theo Proguide.vn